Mỹ cảnh báo người dân không đóng giả “chú hề ma quái” dịp Halloween vì hậu quả khó lường

chú hề ma quái

Một văn phòng cảnh sát Mỹ đã cảnh báo rằng việc ăn mặc như một chú hề đáng sợ vào dịp Halloween có thể khiến mọi người bị đánh đập hoặc thậm chí bị sát hại.

Ở lễ hội hóa trang Halloween tại các nước phương Tây như Mỹ, Úc, Canada người ta thường tự biến mình thành những nhân vật kinh dị như ma quỷ hay những chú hề ăn mặc sặc sỡ nhưng đeo mặt nạ đáng sợ.

Trong dịp Halloween năm 2016, rất nhiều người đã hóa trang thành chú hề ma quái. Tuy nhiên, việc ăn bận như vậy có thể gây ra những hậu quả khó lường.

chú hề ma quái

Theo một tuyên bố từ Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Volusia, ở Florida, cảnh sát sẽ không ở đó để cứu bạn nếu mục tiêu dự định của bạn có hành động phản kháng tự vệ khi bạn trêu họ trong bộ đồ ma quái đáng sợ. Họ cũng nói thêm rằng những người mặc đồ như những tên hề gớm ghiếc cũng có thể bị xử phạt.

Phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát đã miêu tả lại một vụ việc kinh hoàng vào hôm 16/10 vừa qua. Chưa đến 7 giờ sáng, một cậu bé 11 tuổi đang đi xe đạp đến Trường Trung học Pine Ridge thì bị giật mình bởi một chú hề bất ngờ nhảy ra từ bụi cây.

Chú hề này cao khoảng 1m70, với mái tóc xanh, gương mặt tô vẽ màu như cầu vồng, mũi bọt đỏ, áo sơ mi dài tay màu xanh lá cây, quần đen và giày đen.

Cậu bé nói với cảnh sát rằng chú hề ma quái đột nhiên nhảy ra và cố gắng dọa mình. Vì giật mình và quá sợ hãi, nạn nhân đã túm ngay lấy gậy chụp ảnh bằng kim loại và đánh liên tiếp vào người chú hề.

Vẫn chưa dừng lại, chú hề ma quái tiếp tục đuổi theo cậu bé trên một quãng đường ngắn, sau đó vấp và ngã xuống đất. Cuối cùng, chú hề quay trở lại bụi cây và nhìn ra ngoài.

Hồi tháng 9/2017, cảnh sát Pennsylvanian cũng tiết lộ rằng họ rất lo lắng về sự hồi sinh của hiện tượng “quái vật đáng sợ” sau bộ phim kinh dị “It”.

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephen King đã khắc họa rùng rợn hình ảnh một chú hề ma quái tên là Pennywise, cố gắng chui từ cống rãnh lên rồi bắt những đứa trẻ, giết chết nạn nhân khi chúng ít ngờ tới nhất.

Cảnh sát tiểu bang Pennsylvania sau đó đã công bố một bản tin gửi tới cộng đồng, đưa ra những mối quan tâm về việc chuẩn bị trang phục hóa trang cho lễ hội Halloween sắp tới của người dân.

Trên khắp nước Mỹ dịp Halloween năm ngoái, hàng chục người đã bị bắt vì tham gia vào vụ hỗn loạn do những chú hề có hình thù gớm ghiếc gây ra.

Chủ tịch hiệp hội những chú hề thế giới, ông Randy Christensen nhấn mạnh rằng những kẻ thích làm người khác khiếp sợ hoặc thực hiện các chiêu trò bất hợp pháp đã trực tiếp bóp méo hình ảnh của một bộ môn nghệ thuật lành mạnh.

Thì ra đây là lý do chú hề trong “IT” có thể gây ám ảnh đến vậy

Tại sao chú hề vốn ra đời để mua vui lại trở thành hình tượng gây ám ảnh bậc nhất trong các bộ phim kinh dị?

Hình ảnh chú hề từ lâu đã trở thành một biểu tượng của phim kinh dị, một cơn ác mộng với trẻ em. Các nhà làm phim và truyện kinh dị liên tục tận dụng hình ảnh này, từ Joker trong Batman, Twisty trong “American Horror Story”, và gần đây nhất là chú hề ác quỷ thích ăn thịt người Pennywise trong “IT” – bộ phim đang khuấy đảo các phòng vé trên thế giới.

chú hề ma quái

Rõ ràng, chú hề ra đời nhằm mục đích mua vui cho trẻ em, nhưng thực tế đã từ rất lâu nó được liệt vào danh sách những hình tượng gây ám ảnh bậc nhất. Nó khiến một số người cảm thấy khó chịu, hoảng loạn, và ghê sợ mỗi khi nhìn thấy. Thậm chí, khoa học còn có một tên gọi riêng dành cho hội chứng sợ chú hề, đó là coulrophobia.

Tại sao con người lại có những nỗi sợ vô lý?

Trên thực tế, những nỗi sợ liệt vào dạng “ám ảnh” (phobia) thường xuất hiện từ thuở thơ ấu. Điều này được 2 nhà tâm lý học John B. Watson và Rosalie Rayner tìm ra vào năm 1920, bằng một thí nghiệm có phần sai trái về mặt đạo đức: họ tìm cách “cài” nỗi ám ảnh ấy vào tiềm thức của trẻ em.

Nghiên cứu bị phản đối dữ dội, nhưng nó chỉ ra một thực tế rằng não bộ có thể “học” cách sợ những yếu tố tưởng như vô hại nếu nó được gắn với trải nghiệm tiêu cực (như đau đớn, khó chịu).

Và khi tuổi thơ của đa số chúng ta đều có sự góp mặt của hình ảnh chú hề, thì cũng không có gì lạ khi đó cũng là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất.

“Trẻ em dưới 2 tuổi có phản ứng rất mãnh liệt với hình ảnh một cơ thể bình thường nhưng gắn với khuôn mặt kỳ dị” – trích lời giáo sư tâm lý Ronald Doctor từ ĐH California.

Mọi chuyện chưa dừng ở đây đâu!

Không phải trường hợp nào cũng giống như vậy. Một số nỗi sợ – như sợ nhện – được cho là bắt nguồn từ quá trình tiến hóa, giúp chúng ta biết cách tránh những sinh vật có khả năng gây nguy hiểm. Và theo như một số nhà nghiên cứu, nỗi sợ hề có thể là đến từ cơ chế phản ứng của não bộ với xã hội.

chú hề ma quái

Theo Claude Levi-Strauss – một nhà nhân chủng học: “Khuôn mặt là bộ phận chịu trách nhiệm lớn nhất về khả năng giao tiếp giữa người với người trong xã hội.” Nói cách khác, những bộ mặt nhìn không rõ ràng có thể đem lại cảm giác bất an cho người khác. Chú hề – xét trên một góc độ nào đó, chính là một bộ mặt như vậy.

Một ý kiến khác đến từ nhà tâm lý học Sigmund Freud, đó là về hiệu ứng “thung lũng kỳ lạ” (uncanny valley). Hiệu ứng này vốn bắt nguồn từ một con robot giống người. Khi nó mới được tạo ra, mọi người thích nó. Nhưng khi nó ngày càng giống người – như có da giả, cảm xúc gương mặt… thì mọi người lại cảm thấy kinh sợ. Tức là, có những thứ mang hình ảnh giống người nhưng bản chất lại khác người có thể gây phản ứng ngược trong tâm lý.

Bên cạnh đó, Steven Schlozman – một nhà tâm thân học từ ĐH Harvard thì cho rằng nụ cười không bao giờ thay đổi của những chú hề cũng góp phần khiến con người ta sợ hãi.

“Bạn thấy một nụ cười, não bộ tiếp nhận nụ cười đó. Nhưng không ai có thể cười mãi được. Nếu bạn thực sự cười không dừng, đó là dấu hiệu không tốt. Tôi cho rằng chú hề cũng thế, biểu cảm gương mặt không đổi là thứ khiến người khác sợ chúng.” – Schlozman chia sẻ.

Và cuối cùng, rất nhiều nhà tâm lý đồng ý rằng truyền thông là yếu tố khiến chú hề trở thành nhân vật “đục khoét tâm hồn”. Khi các bộ phim kinh dị về chú hề lan tỏa bằng tốc độ ánh sáng, rõ ràng nỗi sợ ấy sẽ lan truyền như một dịch bệnh.

Nhìn chung, dù là vì lý do gì, bạn vẫn cần phải hiểu rằng chú hề không phải là thứ đáng để bạn sợ hãi. Hơn nữa, nỗi sợ chú hề không được liệt vào các hội chứng tâm lý cần được chữa trị.

Nhưng nếu bản thân đã mắc phải nỗi sợ này, thì tốt nhất đừng có ra rạp xem “IT” làm gì cả. Những bộ phim như vậy chỉ góp phần củng cố thêm ấn tượng: hề là một nhân vật nguy hiểm, và bạn sẽ càng sợ hơn thôi.

Nguồn: IFL Science, Business Insider

“Chú hề ma quái” bắn chết vợ rồi cưới chồng của nạn nhân

Vào ngày 26/5/1990, chị Marlene Warren được một chú hề xuất hiện trước cửa nhà tại bang Florida, Mỹ và tặng cho một đóa hoa. Tuy nhiên ngay sau đó, thảm kịch đã xảy ra khi tên hề đó đã đoạt mạng chị bằng một phát súng.

chú hề ma quái

Cách đây 27 năm, những người dân sống tại bang Florida, Mỹ đã vô cùng bàng hoàng khi truyền thông đưa tin về vụ việc một phụ nữ bị bắn chết ngay trước cửa nhà mình và thủ phạm lại là một người mặc đồ tên hề. Câu chuyện cứ thế được đồn thổi từ năm nay qua năm khác, khiến nỗi sợ hãi những chú hề càng ngày càng lớn dần.

Vào ngày 26/5/1990, Marlene Warrren đang dùng bữa sáng với con trai Joey và một vài người bạn của con mình thì thấy một chiếc xe xuất hiện ngoài cửa. Một chú hề từ trong xe xuất hiện, tiến về phía cửa nhà, mang theo một bó hoa và 2 quả bóng bay.

Chị Marlene, 40 tuổi, bước ra mở cửa và chú hề tặng cho chị bó hoa.

Tên hề xuất hiện trước cửa nhà chị Marlene với mái tóc giả màu vàng, khuôn mặt trắng bệch, chiếc mũi đỏ và găng tay. (Ảnh mang tính chất minh họa)

Joey nhớ rằng mẹ mình đã nói: “ồ, bó hoa đẹp quá” trước khi tên hề bất ngờ rút súng ra, bắn vào đầu mẹ mình. 27 năm trôi qua, cậu con trai vẫn không thể nào quên được tên hề với mái tóc giả màu vàng, khuôn mặt trắng bệch, chiếc mũi đỏ và găng tay.

Cửa nhà nơi chị Marlene bị bắn chết.

Anh Aherns kể với báo Palm Beach Post trong cuộc phỏng vấn năm 2000 rằng “chú hề” cầm bó hoa cẩm chướng và bong bóng đã rút súng bắn vào mặt mẹ mình.

Sau khi gây án, hung thủ quay trở lại xe hơi và lái xe bỏ trốn. Aherns cho biết anh lấy xe đuổi theo nhưng không kịp, chỉ nhớ “chú hề” có đôi mắt màu nâu.

Vào thời điểm xảy ra vụ án mạng, ông Warren đang trên đường tới sòng bạc ở TP Miami, bang Florida. Vợ ông, bà Warren, tử vong 2 ngày sau do thương tích quá nặng.

Cảnh sát đã tìm thấy một chiếc Chrysler màu trắng bị bỏ lại ở ngôi làng Royal Palm Beach nhưng không phát hiện dấu vết ADN, vân tay hoặc vũ khí nào trên xe. Họ chỉ thu được một số sợi màu cam, có thể rơi ra từ bộ tóc mà “chú hề” đội khi gây án.

Chiếc Chrysler màu trắng của bà Sheila Keen. Ảnh: PALM BEACH COUNTY SHERIFF’S OFFICE

Các điều tra viên khi đó biết được ông Warren có quan hệ tình cảm với bà Sheila Keen – lúc đó 27 tuổi và làm việc tại công ty xe hơi của ông Warren. Tuy nhiên, cả hai người đều phủ nhận mối quan hệ này.

Chị Marlene dù đã được nhập viện nhưng chỉ 2 ngày sau đó đã qua đời. Suốt gần 3 thập kỷ, vụ án kỳ bí này vẫn không có lời giải đáp và được rỉ tai nhau khắp vùng Wellington, Florida, Mỹ.

Đến năm 2002, ông Warren kết hôn với bà Sheila Keen ở TP Las Vegas.

Nhân viên bán hàng tại một cửa hàng quần áo gần nhà ông bà Warren cho biết họ đã bán một bộ trang phục chú hề cho bà Sheila Keen trước khi vụ nổ súng xảy ra.

Trong khi đó, bà Warren có lần tâm sự với người thân rằng bà không muốn sống chung với chồng nhưng không dám rời khỏi vì sợ bị giết. Công ty xe hơi cùng bất động sản trị giá hơn 1 triệu USD của cặp vợ chồng đều do bà Warren đứng tên.

Tuy nhiên mới đây, cảnh sát đã có những phát hiện mới trong vụ án bí ẩn này. Đối tượng tình nghi ban đầu là người chồng của Marlene, ông Michael Warren. Hai người thường xuyên có cãi vã trước đây và chị Marlene từng có suy nghĩ ly dị chồng. Cặp đôi có sở hữu khối lượng tài sản lên tới 1 triệu USD đứng tên chị Marlene. Tuy nhiên sau đó, cảnh sát đã bác bỏ thông tin ông Michael là kẻ giết người.

Vài năm sau khi bà Warren qua đời, ông Warren bị tống giam về hành vi gian lận. Và phải tới 27 năm sau hung thủ giết bà Warren mới sa lưới.

Sheila Keen Warren, 54 tuổi.

Sự chú ý chuyển sang Sheila Keen; theo tin đồn là người tình của Michael. Chồng cũ của Sheila khẳng định vợ mình và ông Michael có quan hệ ngoại tình với nhau. Hàng xóm quanh nhà Sheila cũng thấy hai người qua lại nhà nhau suốt khiến họ tưởng đó là một cặp vợ chồng.

Sau điều tra, cảnh sát phát hiện Sheila sống cách không xa một cửa hàng bán đồ phục trang tại hạt Palm Beach. Đây là nơi bán loại bóng bay mà kẻ giết người có mang theo. Những nhân viên cửa hàng cho biết có một người phụ nữ đã mua trang phục hề hai ngày trước khi vụ giết người xảy ra.

Google map nơi xảy ra án mạng. Vụ án xuất hiện trên báo chí.

Tuy nhiên, những chứ cứ đó không đủ mạnh để kết tội Michael hay Sheila. Đến năm 2014, vụ án được mở lại và các thám tử một lần nữa hướng sự chú ý tới người chồng của nạn nhân và nhân tình của ông. Được biết, bà Sheila sau đó đã ly dị chồng cũ, kết hôn với ông Michael vào năm 2002 trước khi chuyển tới Tennessee sống và cùng nhau mở một nhà hàng.

Công nghệ xét nghiệm ADN hiện đại đã giúp các nhà điều tra xác nhận, Sheila Keen chính là thủ phạm của vụ giết người. Ngày 31/8/2017, tòa án tối cao đã tuyên án Sheila Keen tội giết người cấp độ một. Hiện tại, vụ án vẫn đang hoàn thiện các thủ tục để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Xem thêm:

15 bộ phim nên xem chung với bạn gái, đang xem đã muốn lao vào nhau rồi, nhiều cảnh nóng mà không hề thô

BÍ KÍP: 14 kỹ thuật “yêu lâu ra” không hề dùng thuốc, số 12 là bí mật giúp Vua chúa thời xưa “tiếp” 30 cung phi 1 đêm