Độc đáo cách 3 công ty Nhật Bản hồi sinh đất hoang, gây dựng nông trại

hồi sinh đất hoang

Nhật Bản Hồi Sinh Đất Hoang: Ba Công Ty Lớn Biến Lô Đất Trung Quốc Thành Nông Trại Chất Lượng Cao Trong 5 Năm

3 công ty lớn của Nhật Bản gồm Asahi Breweries, Sumitomo Chemical và Itochu chỉ mất 5 năm để biến một lô đất hoang ở Trung Quốc thành nông trại chất lượng cao.

Nhật Bản hồi sinh đất hoang

Ba công ty hàng đầu của Nhật Bản bắt đầu thuê mảnh đất rộng 1.500 mẫu này vào năm 2006

Ba công ty hàng đầu của Nhật Bản bắt đầu thuê mảnh đất rộng 1.500 mẫu này vào năm 2006, hợp đồng thuê đất của họ diễn ra trong vòng 20 năm. Thế nhưng sau 5 năm trời, mảnh đất bỏ hoang này vẫn bị… bỏ hoang khi tại nơi đây cỏ dại vẫn mọc đầy rẫy, đất trồng vẫn không được cải tạo khiến nhiều người hoài nghi.

Người Nhật Bản đã làm gì với mảnh đất bỏ hoang?

Trong vòng 5 năm đầu tiên, người Nhật Bản để cho mảnh đất này được “thở” và nghỉ ngơi sau khi chất lượng của nó xuống cấp vì bị ngấm thuốc trừ sâu, phân bón và các chất độc hóa học trong một thời gian dài. Sau 5 năm, họ mới bắt tay vào thực hiện công việc cải tạo.

Đầu tiên, họ chăn nuôi bò. Phân của bò được sử dụng để cải thiện chất lượng đất. Đất dùng vào việc trồng những cây xanh không bị ô nhiễm nên người Nhật đã chú trọng vào khâu cải thiện chất lượng đất ngay từ những bước đầu tiên. Những cây trồng này là nguồn thức ăn chính của bò nên chỉ khi cây trồng đạt chất lượng cao thì sữa bò mới đạt được chất lượng tốt, sản lượng đáng kể. Sản phẩm sữa bò không đạt chuẩn đều sẽ bị đổ đi.

Sau khi chăn nuôi bò, người Nhật Bản trồng cây ăn quả và các loại củ, lương thực phổ biến. Trong suốt quá trình trồng cây và chăn nuôi, họ không dùng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật hay hóa chất. Chính vì thế mà sản lượng hoa quả và rau do họ trồng đạt sản lượng rất thấp và tốn kém chi phí vô cùng.

Quả ngọt từ cách làm hay

Ngay từ lúc quyết định thuê canh tác mảnh đất ở Lai Dương, người Nhật Bản nhận nhiều phản ứng, thái độ không mấy niềm nở từ người dân Trung Quốc.

Họ không biết rằng người Nhật Bản đã tìm hiểu rất kỹ về mảnh đất này. Khi so sánh với những mảnh đất ở các tỉnh, thành phố khác thì đây là mảnh đất có tương lai phát triển hơn do độ màu mỡ cao, không bị ô nhiễm nặng, có nguồn nước ổn định và cách xa khu công nghiệp, chế xuất lớn. Những sản phẩm được làm ra trên mảnh đất này sẽ đạt chất lượng cao, lành mạnh và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Khi người Nhật Bản quyết nói không với thuốc trừ sâu, các hóa chất để tăng sản lượng, người dân Trung Quốc cho rằng họ thật ngốc nghếch với cách làm việc không chỉ kém hiệu quả mà còn tiêu tốn nhiều chi phí.

Các sản phẩm chủ yếu như sữa bò, hoa quả và rau củ được lấy từ mảnh đất Lai Dương đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Họ sản xuất ra mỗi lít sữa bò có giá 22 tệ (khoảng 70.000VND), đắt hơn giá sữa trong nước gấp 1,5 lần. Mỗi cân dâu tây do họ sản xuất có giá 120 tệ/kg (khoảng 400.000 VNĐ).

Các nguồn nông phẩm đắt tiền này hiện nay chỉ có 10% cung cấp tới thị trường Thượng Hải và Bắc Kinh. Do giá khá cao nên cung không đáp ứng cầu, vì vậy 90% nguồn hàng họ sẽ xuất ngược về thị trường Nhật Bản để tiêu thụ.

Việc nói không với hóa chất khi canh tác, cải tạo của người Nhật Bản không chỉ bảo vệ môi trường, thu lại lợi nhuận tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn nâng cao đời sống của người dân.

Cách làm việc của người Nhật Bản luôn khiến cả thế giới bất ngờ và phải ngả mũ nể phục. Quan niệm sống của người Nhật là “Trước khi trồng cây cần chăm đất, trước khi chăm sóc đất cần giáo dục con người”, họ đã luôn làm đúng theo điều đó và liên tục gặt hái được thành quả tốt ngày nay.

Mottainai – bí quyết để trở nên giàu có của người Nhật, phong cách sống cả thế giới ngưỡng mộ

Ở Nhật Bản người ta có thể gọi tên lối sống tiết kiệm bằng hẳn thuật ngữ mottainai để nâng cao ý thức sống có trách nhiệm với chính bản thân và đất nước mình.

Ai cũng biết Nhật Bản là quốc gia mẫu mực với lối sống và nề nếp chuẩn chỉ. Trong đó, chuyện chi tiêu của các gia đình cũng luôn được phụ nữ chú trọng làm sao tiết chế tối đa phần chi để đảm bảo kinh tế gia đình vững chắc.

Tuy nhiên, dù có miêu tả thế nào hay dùng những từ ngữ phức tạp ra sao thì người ta vẫn chỉ đúc kết lối sống, lối tiêu tiền của người nhật trong 2 từ “tiết kiệm” mà thôi.

Và xã hội Nhật đã “trưng dụng” một phương pháp hay nói đúng hơn là một địa điểm mang tên Mottainai – chợ trao đổi đồ cũ nhằm tiết giảm tối đa chi phí gia đình.

Khi nhắc đến Mottainai thì đó chính là niềm tự hào của người Nhật Bản.

Mottainai là gì?

Theo một cách hàn lâm mà nói, Mottainai chính là cách tiếp cận của riêng người Nhật Bản với khái niệm đồ bỏ đi, chất thải nhằm mục đích nâng cao nhận thức về môi trường. Thuật ngữ này biểu lộ cho cảm giác hối hận khi lãng phí giá trị của một nguồn lực.

Nói một cách chính xác thì khi người Nhật nói Mottainai thì nó có nghĩa là “đừng lãng phí” và nó bao gồm các hoạt động: giảm lạm dụng, tái sử dụng, tái chế và tôn trọng.Nhật Bản hồi sinh đất hoang

Thông điệp của người Nhật là đừng lãng phí bất kỳ một nguồn lực nào.

Ngày nay, để bảo đảm việc tiết kiệm được hiệu quả nhất, người Nhật đã dựng nên các Mottainai hay còn gọi là “chợ trời” chuyên buôn bán trao đổi các sản phẩm đã qua sử dụng. Nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng cho các bà nội trợ tiết giảm chi tiêu gia đình.

Cách người nhật làm Mottainai

Với người Nhật Bản, Mottainai còn là một khẩu hiệu sinh thái bởi nó không chỉ tập trung vào việc tránh lãng phí mà còn thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và lòng biết ơn của con người tới nguồn tài nguyên quý giá.

Qua thuật ngữ này, người Nhật cũng bày tỏ sự hối hận về việc làm lãng phí các tài nguyên thiên nhiên, kể cả tri thức và kỹ năng được sử dụng sai mục đích.

Và không cần nói thì cũng biết người Nhật đã tự hào với phương pháp này của mình như thế nào khi khẳng định Mottainai chính là “a message from Japan to the world” (tạm dịch là thông điệp người Nhật Bản gửi đến thế giới).

Thông điệp đó là: đừng lãng phí, hãy tiết kiệm dù là thứ nhỏ nhất thì sẽ đến lúc có được gia tài lớn.

Ngay từ một cây gỗ nhỏ cũng có thể tạo ra cả một tác phẩm nghệ thuât.

Được biết, phong trào Mottainai nổi lên ở Nhật Bản, nơi chỉ còn lại là mảnh đất khô cằn và nghèo đói vì không có tài nguyên và bị tàn phá hồi Thế chiến II. Các loại thực phẩm lúc này đều được sử dụng một cách cực kỳ tiết kiệm để người ta kéo dài sự sống càng lâu càng tốt.

Sau nhiều năm, nhờ đức tính không lãng phí đó, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới dù cho dân số đã có lúc bùng nổ. Cho tới cuối cùng, cả thế giới vẫn phải ngước nhìn người Nhật vì sự tối ưu hóa mọi nguồn lực, ngay cả từ những thứ nhỏ bé nhất.

Ở Nhật Bản, ngay cả trẻ em cũng được dạy phải tiết kiệm đồ ăn thức uống.

Rất nhiều đồ đạc đã được tái sử dụng một cách hiệu quả như thế này đây.

Người Nhật lúc nào cũng ghi nhớ Mottainai trong đầu và phản ánh nó bằng nhiều cách. Có thể ví dụ như ở thủ đô Tokyo sầm uất, rất nhiều tòa nhà thay vì dội bồn cầu bằng nước nối trực tiếp từ bể chứa đã sử dụng nước thải để thay thế.

Chưa dừng lại ở đó, trong khoảng 10 năm trở lại đây, người Nhật hiện vẫn còn sử dụng một loại vải từ thế kỷ thứ 8 có tác dụng rất tốt trong việc bọc giữ đồ đạc để thay thế cho túi nhựa và bao bì giấy rất hiệu quả.

Thêm một điều đặc biệt nữa là vào năm 2005, Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã ra yêu cầu các nhân viên văn phòng áp dụng phong cách “cool” khi đi làm, cụ thể là họ có thể từ bỏ cà vạt, áo sơ mi, quần âu để cơ thể được mát mẻ và không phải sử dụng điều hòa.

Việc này đã phát huy tác dụng khi vào mùa hè năm tiếp theo, tức là năm 2006 khi lượng khí thải CO2 đã giảm tới 1,14 triệu tấn chỉ bằng cách nhích nhiệt độ điều hòa lên thêm khoảng 2 độ C.

Nhân viên văn phòng có thể ăn mặc thoải mái tới công ty thay vì ép mình trong đồ công sở. Mục đích chính là để họ cảm thấy thoải mái, mát mẻ và dùng ít điều hòa đi thôi.

Ngoài tầm vóc quốc gia, thuật ngữ Mottainai này đã trở nên quen thuộc với nhiều gia đình Nhật Bản và tạo thói quen tái sử dụng đồ cũ hoặc biến đồ cũ trở thành thứ có ích thay vì bỏ đi.

Ví dụ như khi gia đình có nhiều quần áo cũ, các bà nội trợ thường nghĩ đến việc mang quần áo tới chợ trời Mottainai để đổi lấy những đồ vật khác mà mình đang cần tới.

Trang web mottainai.info là một công cụ hữu ích như vậy khi tại đây, các bà nội trợ có thể tìm được tất cả các loại mặt hàng tái chế, từ đồ ăn thức uống tới đồ dùng trong gia đình. Thậm chí nơi này còn chia sẻ các công thức nấu ăn từ đồ ăn thừa trong nhà rất hiệu quả.

Các bà nội trợ Nhật thì là siêu cao thủ trong lĩnh vực tiết kiệm rồi, từ quần áo cũ…

… cho tới đồ ăn thừa đều được họ tận dụng siêu hiệu quả.

“Người Nhật Bản quả thực rất sâu sắc và đây có thể tạo thành nguồn cảm hứng tiết kiệm cho người phương Tây”, nghiên cứu sinh Kevin Taylor từ đại học Southern Illinois cho hay.

Thói quen tiết kiệm của người Nhật hoàn toàn có thể giải quyết những thách thức của sự phát triển bền vững mà bất cứ quốc gia nào cũng cần phải đề cập tới trong chính sách của mình.

Những cách tiết kiệm khác của người Nhật Bản

Tiết chế chi tiêu trong gia đình: Người Nhật thường không mua sắm phung phí. Họ cũng tự tay làm hết mọi việc trong gia đình mà không cần thuê người giúp việc. Họ cũng thường quan niệm tiền lẻ không có nghĩa là chẳng làm được việc gì, những món tiền lẻ được họ bỏ lợn đều đặn để gộp thành khoản tiền lớn.

Bên cạnh đó, các bà nội trợ Nhật Bản còn luôn vạch sẵn những thứ cần mua trước khi đi chợ. Điều này giúp họ không bỏ sót và mua đúng thứ mình cần mà tốn tiền vào những món đồ khác.

Giảm thịt trong khẩu phần ăn: Tại Nhật cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, giá thành thịt luôn cao hơn các loại rau, củ. Người Nhật luôn cố gắng giảm thiểu lượng thịt trong khẩu phần ăn mỗi khi có thể.

Một số gia đình có 1 hoặc 2 ngày mỗi tuần chỉ ăn rau để tiết kiệm. Trong khi đó, số còn lại tính vừa đủ lượng sử dụng cho mỗi bữa.

Khẩu phần bữa ăn chính là một yếu tố then chốt để thực hiện tiết kiệm.

Giảm thiểu chung những thứ không cần thiết: Các căn hộ tại Nhật cũng không lớn, họ thích những căn hộ kiểu truyền thống, kích thước nhỏ và có vị trí tiện lợi cho công việc, sinh hoạt. Trong những căn hộ tại Nhật, bạn cũng có thể thấy sự logic trong cách bài trí cùng việc sử dụng đồ đạc của họ.

Tất cả những vật dụng đều có kích thước nhỏ để phù hợp với căn hộ, không hề có những đồ “thừa” bên trong căn nhà của người Nhật. Thêm vào đó, những thiết bị gia dụng, điện tử cũng được giữ gìn cẩn thận để kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Tiết kiệm cho thế hệ sau: Mặc dù tỷ lệ người Nhật kết hôn và có con ngày càng thấp, thế nhưng, với những gia đình quyết định có con thì 1/2 thu nhập của họ đều dành cho con cái.

Cha mẹ đầu tư nhiều cho con cái về kiến thức, trải nghiệm xã hội cũng như truyền đạt kinh nghiệm kiếm tiền để thế hệ sau không nghèo khó.

Nhật Bản hồi sinh đất hoang

Đây mới là lý do thật sự khiến người Nhật Bản trồng dưa hấu vuông

Hẳn bạn cảm thấy thích thú với những trái dưa hấu vuông của người Nhật Bản nhưng bạn có tò mò lý do thật sự khiến họ tạo ra chúng là gì không?

Nói đến dưa hấu vuông, ta nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản. Bởi đất nước Mặt trời mọc là nơi “mở màn” công nghệ tạo hình hoa quả cực độc đáo, ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp.

Nhưng bạn có bao giờ tò mò rằng lý do nào thực sự khiến người Nhật Bản trồng ra loại dưa hấu vuông không? Phải chăng có 1 câu chuyện ly kỳ lãng mạn nào đằng sau đó hay đơn giản chỉ vì người Nhật thích thử mình với những điều mới lạ mà thôi.

Ngược dòng lịch sử quay trở lại thập niên 1980, dưa hấu vuông đã ra đời bởi bàn tay của 1 nông dân Nhật Bản thực thụ.

Cụ thể, ông nhận thấy 1 trái dưa hình vuông sẽ tiết kiệm không gian khi để trong tủ lạnh cũng như dễ vận chuyển đi xa hơn hẳn 1 quả dưa to, tròn nằm lăn lóc.

Và để giải quyết tình trạng đó, ông đã khéo léo đặt 1 hộp kính vuông, cứng bao quanh quả dưa khi chúng còn nhỏ.

Ông đã ép thành công trái dưa hấu tròn bình thường thành hình vuông 1 cách hoàn hảo. Thật không ngờ rằng, kỹ thuật này lại thực sự có ứng dụng thực tế và được nhiều người đón nhận.

Những trái dưa hấu vuông có kích thước vừa vặn với tủ lạnh có thể giúp người Nhật cất giữ, bảo quản dưa 1 cách thuận tiện, chính xác trong tủ nhất.

Samantha Winters tới từ Hội đồng Xúc tiến Dưa hấu Quốc gia ở Orlando, Florida, Mỹ chia sẻ: “Lý do mà người Nhật đã tạo ra những trái dưa hình vuông là do thiếu không gian, và thành quả tạo ra thật sự khác biệt”.

Đâu là thời điểm để ép dưa hấu “biến cong thành vuông”?

Theo người trồng dưa Nhật Bản thì thời điểm tốt nhất mà dưa được ép vào khuôn đó là khi dưa được khoảng 40 ngày tuổi.

Cũng cần nói thêm rằng, riêng với dưa hấu, khuôn tạo hình phải chế tạo bằng kính mới đạt được chất lượng cao nhất, chất liệu khác sẽ khiến dưa dễ bị nứt, đứt cuống. Hơn thế nữa, phần hộp phủ dưa phải trong suốt để ánh sáng có thể xuyên thấu vào bên trong.

Việc chăm sóc dưa cũng đặc biệt hơn bình thường đôi chút. Khi trời nắng, người trồng phải dựng đứng trái dưa để phát triển đều, khi mưa lại đặt nằm ngang để dưa không bị nấm bệnh.

Hay ngay cả khi tưới nước cũng chỉ tưới sát gốc mà thôi; và tưới nhiều lần trong ngày. Trước thu hoạch khoảng 5 ngày người trồng sẽ ngừng tưới để dưa ngọt, chắc và bảo quản được lâu hơn.

Chính vì có hình dáng đặc biệt và cách chăm sóc kĩ lưỡng hơn mà giá của 1 trái dưa hình vuông vào khoảng 10.000 yên (khoảng hơn 2 triệu VND) – gấp 2, 3 lần so với dưa hấu thường.

Từ ý tưởng trồng dưa hấu vuông này mà người nông dân Nhật Bản đã tạo ra được nhiều hình thù dưa mới như hình trái tim, hình tam giác… vô cùng đặc biệt.

Xem thêm:

NHỮNG ĐẠI DỊCH KINH HOÀNG MÀ NHÂN LOẠI TỪNG ĐỐI MẶT

Xem siêu máy bay chữa cháy Global Super Tanker mang trong mình hơn 75 ngàn mét khối chất dập lửa